Đổ đèo bị mất phanh xử lý như thế nào để thoát nạn?
Trong một lần tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất thấy 1 chiếc xe ben đang nằm úp ở giữa đường vì tông phải dải phân cách, cảnh tượng tan hoang đổ nát cộng thêm những vệt máu loang khi ấy khiến tôi bần thần và chúng thôi thúc tôi viết bài này để hy vọng rằng sẽ giúp cho mọi người an toàn hơn khi lái xe:
Tìm hiểu về hệ thống phanh
Hệ thống phanh có tác dụng: Giảm vận tốc độ của xe đến một mức nào đó để giúp người lái tránh né vật cản hoặc làm cho xe dừng tại vị trí cố định (Phanh tay).
Thống kê về hiện trạng của mất phanh
Mất phanh là một tình huống rất phổ biến trong lúc sử dụng xe hàng ngày, thế nhưng nó đặc biệt nguy hiểm khi xe đang chạy tốc độ cao, xe đang đổ đèo, khi chạy trong điều kiện đường trơn trượt.
Hệ thống phanh chia làm 3 phần:
- Cơ cấu phanh: Tang trống, đĩa
- Dẫn động phanh: Cơ khí, thủy lực, khí nén.
- Điều khiển phanh: ECU điều khiển, bộ phân phối lực phanh EBD, HT hỗ trợ phanh khẩn cấp BA......
Các nguyên nhân gây mất phanh
Chủ quan:
- Má phanh quá mòn: má phanh không đủ bề dày để ăn vào đĩa/ tang trống và hãm xe lại.
- Má phanh bị chai cứng: giảm hệ số ma sát khi phanh
- Rà phanh quá lâu: Làm cho đĩa/ tang trống và má phanh quá nhiệt, khi ấy hệ số ma sát sẽ giảm mạnh khiến mất phanh.Không những thế, dầu trong hệ thống phanh sẽ bị sôi dẫn đến mất hiệu quả khi đạp.
- Dầu phanh lâu không thay: Sau một thời gian dài sử dụng (3 năm) thì nước sẽ có trong dầu phanh khoảng 8% khi mà chỉ cần 3% thôi đã đủ làm xe mất phanh.
- Xy lanh chính/ công tác bị hỏng: Piston bị bó cứng, tắc lỗ dầu ra, xy lanh, cupben mòn – nứt – chai cứng dẫn tới mất khả năng bao kín.
Khách quan:
- Hệ thống dẫn động gặp sự cố:
+ Mất áp suất dầu: Đĩa phanh bị cong vênh, tang trống bị méo từ đây khiến má phanh liên tục cà vào đĩa/tang trống làm dầu trong xy lanh đẩy bị sôi dẫn đến mất mất hiệu quả khi đạp phanh.
+ Gãy, cong các thanh dẫn động phanh
+ Mất áp suất khí nén (phanh khí): Bị rò rỉ do nứt đường ống, hở các khớp nối khí, hỏng máy nén, bình chứa khí bị hỏng, zoang bị hở,......v.v
+ Má phanh bị dính dầu, mỡ: Trong cơ cấu phanh tang trống có những vị trí mà ở đó cần bôi mỡ để các cơ cấu di chuyển được dễ dàng, nếu bôi quá nhiều mỡ sẽ chảy ra và dính lên má phanh gây mất phanh. Lưu ý rằng, khi quý vị đem xe đi sửa nếu thợ làm không cẩn thận sẽ khiến má phanh dính dầu,mỡ từ đó khiến phanh không ăn.
+ Dầu dẫn động phanh bị thiếu: Rò rỉ dầu trên hệ thống khiến lúc đạp dầu càng thoát ra nhiều hơn và không có được áp lực cần thiết dẫn đến mất phanh.
+ Có lẫn không khí trong dầu phanh (bị AIR): khi hệ thống có lẫn không khí thì khi đạp phanh các bọt khí đó bị nén lại chứ không phải là dầu. Vì thế dẫn đến lực phanh không đủ hoặc bị AIR nặng sẽ khiến việc phanh gần như không tác dụng.
- Hệ thống điều khiển gặp trục trặc: ECU bị lỗi
+ Giá đỡ phanh đĩa bị kẹt: khi lâu ngày không bảo dưỡng phanh, giá đỡ có thể bị nước mưa, bùn cát len vào qua kẽ hở của cao su chắn bụi gây kẹt làm má phanh không ăn được dẫn tới mất phanh.
- Hệ thống ABS gặp sự cố: Thường thì nó không ảnh hưởng đến HT phanh, tuy nhiên đôi khi nó ngăn cản van nạp xả thực hiện thao tác đóng mở và khiến phanh xe mất ăn.
- Cách xử lý tình huống khẩn cấp mất phanh
- Bình tĩnh xử lý, lập tức quan sát 4 phía để tìm đoạn đường cứu nạn.
- Bỏ chân ra khỏi bàn đạp ga và không được tắt máy.
- Kéo phanh tay từ từ với 1 lực vừa phải để cảm nhận lực kéo, nếu kéo mạnh sẽ dễ gây cứng bánh khiến xe bị trượt và mất kiểm soát. Lập tức thả phanh nếu có cảm giác trượt, mất lái và kéo lại.
- Bật đèn khẩn cấp để các xe phía trước sau chú ý kết hợp bóp còi báo động.
- Tiếp tục đạp mạnh phanh để phục hồi áp suất thủy lực trong đường ống bị rò rỉ & kích hoạt các hệ thống ABS, ESC, BA.... hoạt động giúp xe giảm tốc.
- Tắt hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control ( với những xe đời cao).
- Tắt hệ thống điều hòa để vòng tua máy giảm nhanh.
- Đánh lái sang phải, trái liên tục để tạo thêm nhiều ma sát và làm xe giảm tốc nhanh hơn.
Lưu ý: khi xe đang chạy ở vận tốc cao thì không nên thực hiện vì dễ lật xe.
- Nếu đang trên đèo, quý vị hãy tìm những vách núi để va chạm vào, tuy thiệt hại nặng về xe nhưng cách này khá tốt cho việc phanh.
Kết hợp với các thao tác khác như:
- Xe số sàn: Quý vị thực hiện việc dồn số 1 đến 2 số một lần để phanh bằng động cơ. Tránh dồn quá nhiều số cùng 1 lúc khiến xe bị hãm đột ngột bị mất kiểm soát và có thể vỡ hộp số do tải trọng dồn vào quá lớn.
- Xe số tự động: Do đặc tính của hộp số nên việc trả về số thấp khó khăn hơn, nên đánh lái thành zig zac để xe giảm tốc và trả số nhanh hơn.
Các cách kiểm tra hệ thống phanh
- Trước khi rửa xe quý vị nên mở nắp capo và xem xét xem xylanh chính, mức dầu phanh trong bình có bị thiếu không, các đường ống dẫn, các khớp nối... xem có hiện tượng ướt dầu không. Nếu có hãy đem xe vào gara kiểm tra lại.
- Thường xuyên theo dõi lịch bảo dưỡng, má phanh thường cần thay sau số km nhất định
- Khi đi bảo dưỡng, quý vị cần bảo KTV kiểm tra kỹ xem đĩa phanh/ tang trống có bị méo không, nếu bị mòn bậc có thể đi mài lại hoặc thay mới cho đảm bảo.
- Điều chỉnh lại khe hở má phanh sao cho phù hợp với khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Điều chỉnh lại độ cao bàn đạp phanh ( quá cao – thấp), căn lại hành trình tự do của bàn đạp theo khuyến cáo NSX vì khi hành trình tự do quá nhỏ hoặc không có sẽ dẫn đến rà phanh khi xe chạy, nếu quá lớn khiến quá trình phanh kém hiệu quả.
- Thay mới các phụ tùng của HT phanh theo kỳ hạn trong sổ bảo hành để đảm bảo sự hiệu quả.
Lời khuyên:
- Hệ thống phanh và hệ thống lốp có quan hệ vô cùng mật thiết với nhau, phanh tốt nhưng lốp không đảm bảo thì hiệu quả phanh không cao: dễ trượt, quãng đường phanh dài
- Để ý độ cao bất thường của bàn đạp phanh
- Nếu nghe có tiếng kêu két két ở hốc bánh hãy kiểm tra ngay má phanh,bạn đã đến kỳ thay má rồi đó !
- Nếu chạy 1 đoạn ngắn nhưng phanh nóng ran mặc dù không đạp nhiều, rất có thể đĩa/ tang trống đã bị cong/ méo, hãy đi kiểm tra lại kỹ càng.
- Đạp phanh nhưng khiến xe bị lệch có thể do lực phanh phân phối không đều, hãy kiểm tra lại khe hở má phanh, van phân phối,.....
- Đạp phanh có cảm giác nặng: có thể bộ trợ lực bị hỏng.
Qua bài viết này chúng tôi hy vọng quý khách sẽ hiểu thêm về hệ thống phanh và có được các hướng xử lý khi gặp sự cố bất ngờ để chuyến đi thêm an toàn hơn !! Chúc quý khách vạn dặm bình an !!
Tổng hợp bởi TrangBK
SDT: 0971.133.292 hoặc 0866.438.410
Email: nguyenkhacchung@thaco.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/xetaithacolongbien
#THACO #KIAK200 #KIAK250 #XETAIKIA #XETAITHACO #KIAFRONTIER
#LAIXEANTOAN #MATPHANH #NOLOP #TAINAN #XETAI2TAN5 #XETAI #CHAMSOCXEOTO #PHANHOTO #TAINANXEOTO #CHIASEKINHNGHIEM